ÔNG TRĂM TUỔI TRÈO QUA CỬA SỔ VÀ BIẾN MẤT – CUỘC HÀNH TRÌNH LY KỲ VƯỢT NGOÀI SỨC TƯỞNG TƯỢNG CỦA BẤT CỨ AI

Nhắc đến Thụy Điển, điều đầu tiên bạn nghĩ tới là gì?

  • Giải thưởng Nobel danh giá, với lịch sử ấn tượng nhưng cũng có không ít tranh cãi kể từ năm 1901?
  • Cầu thủ lắm tài nhiều tật với vô số phát ngôn chất lừ Zlatan Ibrahimovic?
  • Một nhà nước quân chủ lập hiến có diện tích lớn thứ 3 Liên minh châu Âu và phong cách sống mà nhiều quốc gia trên thế giới muốn học hỏi?

Nhưng đây là page về sách, và nếu là một con mọt thì chắc bạn đã từng một lần nghe qua về cuốn Ông trăm tuổi trèo qua cửa sổ rồi biến mất của tác giả Jonas Jonasson.

Ông trăm tuổi (tên dài quớ nên xin phép viết vắn tắt thế này thui) là câu chuyện xoay quanh cuộc đời của ông cụ Allan Karlsson – người này ra ý tưởng bỏ trốn khỏi viện dưỡng lão ngay đúng vào sinh nhật một trăm tuổi của mình – như một hình mẫu cho lý tưởng tự do, không ngần ngại sống cuộc đời của mình cho đến những ngày tháng cuối cùng. Nhân vật chính dù sở hữu góc nhìn đời tương đối ngây ngô, chẳng bận tâm mấy đến thế sự trên đời nhưng vẫn luôn biết cách sử dụng bộ não của mình một cách khôn khéo để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống.

Ông trăm tuổi có hai tuyến truyện chính, và mỗi tuyến truyện sẽ có cái hay của riêng nó:

– Hiện tại: Hành trình của cụ Allan sau khi “trốn viện”, để rồi sau đó cụ vừa phải tính kế thoát khỏi sự truy tìm từ phía Nhà già, chính quyền sở tại và một cuộc truy tìm gay cấn khác bắt nguồn từ chiếc vali mà cụ già trăm tuổi đánh trộm của băng cướp “suýt” chuyên nghiệp Never Again, để rồi sau đó những người bạn đồng hành mới của cụ già gồm Julius – “cựu” trộm vặt, chủ quầy bánh mì kẹp Benny và người đẹp sở hữu trang trại và một chú voi Gunilla lần lượt xuất hiện và tô điểm thêm cho cuộc phiêu lưu. Ở tuyến truyện này, thực trạng xã hội được khai thác rất chuẩn xác dưới góc nhìn châm biếm: quan chức, cơ quan chức năng suy thoái đạo đức, mắc bệnh thành tích, báo chí lá cải đăng tin sai sự thật và tội phạm vẫn có cách giữ mình nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật.

– Quá khứ: Bằng ngòi bút dí dỏm của mình, Jonas Jonasson đã phác họa lại dòng chảy lịch sử của thế kỷ XX, với những sự kiện lịch sử có thật mà ở đó có sự góp mặt của cụ Allan, như làm bạn nhậu với phó tổng thống Mỹ Harry S. Truman ngay trước khi Truman nhậm chức tổng thống, trở thành ân nhân của Mao Trạch Đông khi cứu vị lãnh tụ này ra khỏi quả bom do chính cụ Allan đặt, hay góp ý để Robert Oppenheimer thành công chế tạo ra bom nguyên tử. Với những người có ít kiến thức về lịch sử, các chương kể vể quá khứ của Allan Karlsson sẽ như một món ăn nhẹ thú vị, dễ tiếp thu.

Cuối cùng, cái hay nhất của Ông trăm tuổi trèo qua cửa sổ và biến mất có lẽ nằm ở góc nhìn với đời và cá tính của nhân vật chính, vừa ngây ngô, có phần bất cần nhưng cũng hết sức khôn ngoan và luôn sống hết mình. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, dù gặp khó khăn đến mấy, lão già trăm tuổi vẫn luôn tiếp tục sống cuộc đời của mình một cách lạc quan và chẳng mấy khi người đọc có cơ hội thấy cụ than thở. Ngoài ra, Allan Karlsson cũng không có tôn giáo hay theo bất kỳ một đảng phái chính trị nào, do đó quan điểm của ông về hai phạm trù kể trên cũng là rất khách quan và chân thực.

Ở tuổi 100, cụ Allan chọn cách bước ra thế giới một lần nữa, thay vì yên phận ở viện dưỡng lão. Ở tuổi 100, cụ Allan vẫn áp đảo và hạ gục được một tên trộm có vũ trang bằng tâm lý học… và khả năng điều khiển voi (?). Ở tuổi 100, liệu cụ Allan sẽ làm được những gì nữa nhỉ? Muốn biết thì mua sách về đọc thôi!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Xin chào! Chúng tôi có thể giúp gì cho bạn?
Xin chào! Chúng tôi có thể giúp gì cho bạn?
Xin chào! Chúng tôi có thể giúp gì cho bạn?

Chuyên nghiệp Chuyên nghiệp Chuyên nghiệp Chuyên nghiệp Chuyên nghiệp Chuyên nghiệp Chuyên nghiệp Chuyên nghiệp Chuyên nghiệp Chuyên nghiệp Chuyên nghiệp Chuyên nghiệp