BÀI VIẾT DỰ THI “SÓT.RÓT CHO ĐẦY” #10 – “MẶT TRỜI NHÀ SCORTA”: MỘT DANH TÁC BỊ BỎ SÓT

BÀI VIẾT DỰ THI “SÓT.RÓT CHO ĐẦY”

“MẶT TRỜI NHÀ SCORTA”: MỘT DANH TÁC BỊ BỎ SÓT

Tác giả: Dân Tuyền

 

“Hắn được chôn như một kẻ vô đạo không có lấy một câu kinh để xoa dịu vết cắn của Mặt Trời.”

Cái chết của Luciano Mascalzone – kẻ tội đồ vùng Montepuccio, những tưởng đã khiến dân chúng trong vùng đã ngủ yên.

Nhưng không, trước ngày nhắm mắt hắn đã để lại giọt máu cuối cùng của mình nơi người đàn bà câm – một sự trả thù nhầm lẫn của hắn với người tình cũ.

Vào năm 1875, ở miền Nam nước Ý, Luciano Mascalzone trở về Montepuccio sau 15 năm trong tù. Hắn tìm đến ngôi nhà Filomena đang sống, để trả lại những nhục nhằn của quá khứ. Hắn đã mơ ước được làm tình với cô trong suốt 15 năm. Nhưng hắn biết rằng ngay khi hắn làm xong, dân làng sẽ giết hắn. Con tạo khéo trêu đùa, ngay trước khi chết hắn biết rằng người phụ nữ đó không phải là Filomena mà là em gái bà ta, Immacolat.

Nếu bạn thấy danh mục “100 cuốn sách hay nhất thế kỷ 21” của tờ The New York Times đã bỏ sót cuốn sách nào thì hãy tham gia cuộc thi viết “SÓT.RÓT CHO ĐẦY” để giới thiệu cuốn sách đó cho mọi người nhé!

Từ cuộc giao hợp đó đã sinh ra Rocco Scorta Mascalzone, một kẻ tội đồ còn ngang tàng hơn chính cha hắn, sau này thằng Rocco đã sinh ra ba đứa con từ đó khởi đầu cho một thời đại nhà Scorta.

Được cứu khỏi cái chết tàn khốc từ linh mục Don Giorgio, Rocco lớn lên và sống trong cảnh cướp bóc, làm kinh hoàng cả khu vực bằng những cuộc đột kích dữ dội của mình. Giàu có từ những vụ tống tiền này, hắn trở về Montepuccio và định cư tại một ngôi nhà bên ngoài ngôi làng, kết hôn và có ba đứa con, Giuseppe, Domenico và Carmela. Trước khi chết, hắn đã thỏa thuận với Don Giorgio: tất cả tiền của hắn sẽ được chuyển đến Nhà thờ với điều kiện là tất cả các đám tang của gia đình Scorta đều phải hoành tráng.

Di chúc này khiến con cái ông chẳng có gì cả. Ba anh chị em đều nghèo, nghèo hơn cả nghèo. Họ được đưa đến New York và trở về với đủ tiền để khởi nghiệp. Đó là một cửa hàng thuốc lá. Cả ba cùng cam kết họ sẽ không rời Montepuccio nữa.

Câu chuyện trải dài qua bốn thế hệ nhà Scorta, với những con người sống dưới mặt trời của vùng Montepuccio, với cái nắng đủ để đốt cháy cả linh hồn con người. Nhưng họ vẫn sống, sống với những thăng trầm thời cuộc như những rặng Ô liu hay xương rồng mặc cho mọi hoàn cảnh khắc nghiệt. Mỗi thế hệ được tạo ra từ mồ hôi, từ lao động, không hề có sự liên kết tài sản. Tất cả là vô nghĩa. Cuối cùng họ chỉ còn hỏi về hạnh phúc. Cái hạnh phúc hiếm hoi chỉ tồn tại trong gia đình, trong những lúc cùng cực nhất.

Nhà Scorta điên rồ và với lịch sử bị ruồng bỏ, họ gắn bó với nhau từ lúc không có gì, mọi thứ họ kiếm được đều bằng mồ hôi nước mắt. Lòng tự hào và tình yêu gia đình là tất cả những gì họ có. Họ làm việc, họ kết hôn, họ có con, họ già đi, họ chết. Những câu chuyện, những mảnh đời từ những con người được sinh ra từ miền đất ứa vị chát đắng của sa mạc, từ lửa của đá sỏi, họ cũng như những con người giữa hàng triệu sinh linh nhỏ bé tạo nên phần lớn thế giới này. 

Laurent Gaudé mô tả cuộc sống của gia tộc này bằng một giọng văn đầy chất thơ ca và sự tôn trọng đối với các nhân vật của mình. Các chương xen kẽ giữa lời kể chuyện của Carmela tâm sự về lịch sử, bí mật của gia đình với một linh mục khác, don Salvatore – vị cứu tinh khác của gia tộc. Ông sẽ phải truyền lại câu chuyện cho Anna, cháu gái của bà. Đó là lịch sử của nơi này, giữa nhà Scorta và vùng Montepuccio với các phong tục, mì ống và dầu ô liu, những điều mê tín của nó. Thông qua câu chuyện nhà Scorta, người đọc khám phá ra câu chuyện về vùng Montepuccio, nơi có những người đàn bà với đôi mắt to hơn những vì sao, họ hiện ra với tất cả bản tính của con người, tính vị kỷ, tham lam, hèn nhất lẫn cả tính chân chất, đôi lúc hào sảng, cao thượng của những con người lao động.

Gaudé dựng lên cảnh quan, tình yêu của những con người nơi đây dành cho đất đai, cách họ tận hưởng cuộc sống chậm rãi và lặng lẽ mặc cho điều kiện sống khó khăn. Một bản trường ca tuyệt đẹp về con người.

Đây là một trong những kiệt tác văn chương đương đại, được viết bằng một thứ ngôn ngữ phong nhã thấm trong từng nhịp điệu, một thiên sử thi về một gia tộc, một bản hùng ca về con người.

Tác phẩm là một giọt mật đắng đầy phong vị để rót vào kho tàng 100 tác phẩm xuất sắc nhất của thế kỷ XXI mà tờ The New York Times đã bỏ sót. 

Nếu bạn thấy danh mục “100 cuốn sách hay nhất thế kỷ 21” của tờ The New York Times đã bỏ sót cuốn sách nào thì hãy tham gia cuộc thi viết “SÓT.RÓT CHO ĐẦY” để giới thiệu cuốn sách đó cho mọi người nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Xin chào! Chúng tôi có thể giúp gì cho bạn?
Xin chào! Chúng tôi có thể giúp gì cho bạn?
Xin chào! Chúng tôi có thể giúp gì cho bạn?

Chuyên nghiệp Chuyên nghiệp Chuyên nghiệp Chuyên nghiệp Chuyên nghiệp Chuyên nghiệp Chuyên nghiệp Chuyên nghiệp Chuyên nghiệp Chuyên nghiệp Chuyên nghiệp Chuyên nghiệp