BÀI VIẾT DỰ THI “SÓT.RÓT CHO ĐẦY” #4 – “VÙNG ĐẤT QUỶ THA MA BẮT”: KHÔNG ĐÂU LẠNH LẼO BẰNG LÒNG NGƯỜI

BÀI VIẾT DỰ THI “SÓT.RÓT CHO ĐẦY”

“VÙNG ĐẤT QUỶ THA MA BẮT”: KHÔNG ĐÂU LẠNH LẼO BẰNG LÒNG NGƯỜI

Tác giả: Hương Giang

“Vùng đất quỷ tha ma bắt” của Kevin Chen là một tác phẩm nổi bật trong văn học hiện đại Đài Loan. Tác phẩm gây ấn tượng với độc giả thông qua cách viết sắc sảo, câu chuyện ly kỳ và cách khai thác sâu sắc tâm lý nhân vật. Không chỉ là một câu chuyện của một người con trở về quê hương mà còn là một hành trình khám phá những góc khuất của tâm hồn con người.

Câu chuyện bắt đầu với việc nhân vật chính trở về quê hương sau một thời gian dài ở nước ngoài. Quê hương của anh ta, một nơi hoang vắng và đầy bí ẩn, được miêu tả như một “vùng đất quỷ tha ma bắt”, nơi thời gian dường như mãi lặng thinh và những bóng ma của quá khứ luôn chực chờ ám ảnh. Nơi chứa đựng cả niềm vui, nỗi buồn, hạnh phúc, đau đớn và cả phẫn uất của tất cả những mảnh đời nơi đây.

Nếu bạn thấy danh mục “100 cuốn sách hay nhất thế kỷ 21” của tờ The New York Times đã bỏ sót cuốn sách nào thì hãy tham gia cuộc thi viết “SÓT.RÓT CHO ĐẦY” để giới thiệu cuốn sách đó cho mọi người nhé!

 

Nhân vật chính, mặc dù đã cố gắng chạy trốn khỏi quá khứ và những kỷ niệm đau buồn, nhưng cuối cùng anh nhận ra rằng mọi nỗ lực là vô ích, anh mãi mãi không thể thoát khỏi chúng, vùng đất là nơi nuôi dưỡng anh, và tất cả đã vĩnh hằng in dấu trong xương cốt. Sự trở về này khơi dậy những ký ức bị lãng quên và những bí mật chấn động tưởng chừng đã mãi chôn vùi theo năm tháng. Qua từng trang sách, những bí mật đó dần dần được hé lộ, người đọc được dẫn dắt qua một chuỗi các sự kiện, tình tiết đầy kịch tính và số phận đầy cay đắng của con người.

Một trong những điểm mạnh của “Vùng đất quỷ tha ma bắt” là khả năng tạo ra một không khí u ám và căng thẳng. Kevin Chen sử dụng ngôn ngữ tinh tế và những hình ảnh sống động để vẽ nên bức tranh u ám. Cảnh vật và môi trường không chỉ là nền tảng cho cốt truyện mà còn là một nhân vật chính, phản ánh tâm trạng và tình cảm của các nhân vật. Qua từng câu chữ, vùng đất quỷ tha ma bắt hiện ra, con người nơi đây cũng càng rõ nét, tưởng chừng như ta đang ở đấy, ta ở trong chính vùng đất này, cùng khóc cùng cười, cùng nấc nghẹn, và phẫn uất than trời đất quá bất công.

Sự miêu tả chi tiết về vùng đất và các nhân vật phụ làm cho câu chuyện trở nên sống động và chân thực. Mỗi nhân vật đều có một câu chuyện riêng, một nỗi đau riêng, và một mối liên hệ phức tạp với nhân vật chính. Những mối quan hệ này được khai thác một cách tinh tế, tạo nên một mạng lưới phức tạp của tình cảm và sự xung đột. Các nhân vật có sướng cũng có khổ, có hiền lành nhưng cũng độc ác, vừa là nạn nhân vừa là hung thủ. Tác giả dường như có dụng ý riêng của mình, như một cách nhìn nhận khác về thiện và ác trong mỗi con người. Không ai hoàn toàn thiện, không ai hoàn toàn ác. Là vùng đất quỷ tha ma bắt đẩy con người ta vào khốn cùng hay chính những con người nơi đây biến một vùng đất nên thơ thành một vũng lầy tội lỗi? Đây là một câu hỏi rất khó để trả lời.

Cũng tại vùng đất này Kevin Chen khéo léo lồng ghép các chủ đề về gia đình, tình yêu và sự hy sinh vào câu chuyện, làm cho tác phẩm này trở nên sâu sắc và cảm động. Rất nhiều vấn đề nhức nhối trong xã hội và văn hóa của Đài Loan được lồng ghép một cách hoàn hảo, từ việc di cư đến những thay đổi trong xã hội hiện đại. Những mâu thuẫn giữa truyền thống và hiện đại, giữa cái cũ và cái mới, được thể hiện rõ ràng qua từng trang sách.

Điểm mà tôi đánh giá cao nhất ở cuốn sách này chính là phong cách viết của tác giả. Nhờ sự kết hợp giữa ngôn ngữ đơn giản nhưng tinh tế và cách kể chuyện lôi cuốn, tác giả không chỉ sử dụng ngôn ngữ để miêu tả mà còn để khám phá tâm lý nhân vật, tạo nên một chiều sâu đáng kể cho câu chuyện. Những đoạn miêu tả chi tiết và hình ảnh mạnh mẽ làm cho người đọc cảm nhận được không khí và tâm trạng của câu chuyện một cách rõ ràng. Đôi lúc tôi đã đọc đi đọc lại một đoạn văn, đơn giản vì tôi cảm nhận cách viết mới lạ, khiến tôi bất ngờ, cũng khiến tôi ấn tượng và nhớ mãi.

“Con dùng bút và bàn phím viết tiểu thuyết, còn mẹ con dùng miệng. Miệng dựng chuyện, tô vẽ, thêm thắt nhân vật, thế là thành tin vịt. Tin vịt càng vô căn cứ, ở vùng đất quỷ tha ma bắt này, càng khiến người ta tin sái cổ. Virus tin vịt lan truyền qua nước bọt, tôi nói với anh, anh nói với anh ta, anh ta đi nói với người lạ, cây nhội nghe thấy rồi, kênh nước nghe thấy rồi, cá trong đầm nghe thấy rồi, ruộng trầu nghe thấy rồi, hoa cúc nghe thấy rồi, cuối cùng ngay cả ma quỷ lang thang cũng nghe thấy rồi. Gió nổi, cuốn tin vịt lên, truyền đến tai mỗi người.”

“Vùng đất quỷ tha ma bắt” của Kevin Chen là một tác phẩm xuất sắc, với câu chuyện hấp dẫn và nhân vật ấn tượng. Đó là một tác phẩm văn học sâu sắc, phản ánh những nỗi đau, sự cô đơn, hy vọng và cả thiện ác trong mỗi con người. Vì vậy, sẽ thật đáng tiếc khi cuốn sách này không có mặt trong top 100 những cuốn sách hay nhất của NYT.

Nếu bạn thấy danh mục “100 cuốn sách hay nhất thế kỷ 21” của tờ The New York Times đã bỏ sót cuốn sách nào thì hãy tham gia cuộc thi viết “SÓT.RÓT CHO ĐẦY” để giới thiệu cuốn sách đó cho mọi người nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Xin chào! Chúng tôi có thể giúp gì cho bạn?
Xin chào! Chúng tôi có thể giúp gì cho bạn?
Xin chào! Chúng tôi có thể giúp gì cho bạn?

Chuyên nghiệp Chuyên nghiệp Chuyên nghiệp Chuyên nghiệp Chuyên nghiệp Chuyên nghiệp Chuyên nghiệp Chuyên nghiệp Chuyên nghiệp Chuyên nghiệp Chuyên nghiệp Chuyên nghiệp