BÀI VIẾT DỰ THI “SÓT.RÓT CHO ĐẦY” #6 – “ĐIỀU KỲ DIỆU CỦA TIỆM TẠP HOÁ NAMIYA”: KHÚC HOÀ TẤU DIỆU KỲ KẾT NỐI QUÁ KHỨ, HIỆN TẠI VÀ TƯƠNG LAI

BÀI VIẾT DỰ THI “SÓT.RÓT CHO ĐẦY”

“ĐIỀU KỲ DIỆU CỦA TIỆM TẠP HOÁ NAMIYA”: KHÚC HOÀ TẤU DIỆU KỲ KẾT NỐI QUÁ KHỨ, HIỆN TẠI VÀ TƯƠNG LAI

Tác giả: Hoàng Quỳnh Chi

Mới đây, tạp chí The New York Times danh tiếng của Mỹ đã công bố danh sách 100 cuốn sách hay nhất thế kỷ 21. Sau khi danh sách công bố không ít độc giả, trong đó có tôi đã nhận thấy một điểm yếu đáng kể của danh sách trên đó chính là: Có quá nhiều tác phẩm được viết bởi các nhà văn Mỹ và gần như vắng bóng các tác phẩm tới từ châu Á, châu Phi, châu Mỹ Latinh. Tôi cho rằng có một cuốn tiểu thuyết châu Á ra đời năm 2012, xứng đáng được xuất hiện trong danh sách này mang tên “Điều kỳ diệu của tiệm tạp hóa Namiya” – một cuốn sách quen thuộc mà tôi tin là đã hiện diện trên giá sách của nhiều bạn đọc, được chấp bút bởi Higashino Keigo.

Thư – Sợi dây vô hình gắn kết những con người lạc lối giữa ngã tư cuộc đời.

Cuốn tiểu thuyết mở ra khi ba tên trộm Atsuya, Shota, Kouhei đang thực hiện một phi vụ cướp. Sau đó chúng trốn vào một tiệm tạp hóa cũ kỹ đã bị bỏ hoang vào hơn 30 năm trước, với ý định ở lại một đêm rồi sẽ rời đi ngay vào sáng mai. Những tưởng mọi chuyện sẽ diễn ra đúng theo dự định của ba tên trộm, thì có một lá thư được gửi đến từ năm 1980. Chính khoảnh khắc ấy mọi chuyện bắt đầu, những lá thư từ năm 1980 cứ lần lượt gửi tới cửa tiệm tạp hóa. Trong mỗi chương truyện là những lá thư, những lời đáp và cả những lời hỏi của người đang cần tìm hướng đi cho chính bản thân. Có thể thấy “thư” chính là hình ảnh đặc biệt, được tác giả dùng làm sợi dây kết nối xuyên suốt mạch truyện cũng như các nhân vật với nhau. Nếu không có sự kết nối kỳ diệu của những lá thư được gửi đi ấy thì những nhân vật như “Thỏ ngọc cung trăng” – Kitazawa Shizuko, “Nhạc sĩ cửa hàng cá” – Matsuoka Katsuro… đã chẳng thể có lựa chọn cho mình; ba tên trộm cũng không thể nhận ra sự tử tế, chân thành ẩn sâu trong trái tim chúng. Việc Keigo lựa chọn thư làm hình ảnh kết nối đặc biệt khiến người đọc như được sống lại về một miền ký ức của thập niên 70, 80 khi mà thư là phương tiện liên lạc chủ yếu. Không chỉ gợi nhắc về quá khứ mà việc sử dụng thư như sợi dây kết nối còn khiến cho tác phẩm mang màu sắc hoài niệm, pha chút cổ tích như đưa bạn đọc đến một thế giới mầu nhiệm, nơi có một tiệm tạp hóa “chữa lành” vượt thời không.

Nếu bạn thấy danh mục “100 cuốn sách hay nhất thế kỷ 21” của tờ The New York Times đã bỏ sót cuốn sách nào thì hãy tham gia cuộc thi viết “SÓT.RÓT CHO ĐẦY” để giới thiệu cuốn sách đó cho mọi người nhé!

 

Câu trả lời về sự lựa chọn của chính mình

Giống như việc “Cho cần câu chứ không cho con cá”, “Điều kỳ diệu của tiệm tạp hóa Namiya” không phải là cuốn sách mà trong đó có câu trả lời rằng bạn cần rẽ sang hướng nào nơi ngã tư cuộc đời, mà cuốn sách chỉ cho bạn cách để chọn được con đường đúng nhất, phù hợp nhất với mình. Dù lời tư vấn có thể phù hợp hoặc không phù hợp, thì quyết định vẫn nằm ở bạn, đó chỉ là những lời giúp củng cố lựa chọn của bạn thôi. Mỗi chúng ta đều mang trong mình một sinh mệnh riêng, chúng ta cần có sự lựa chọn của riêng mình và chịu trách nhiệm với chính những lựa chọn đó. Có lẽ cũng không phải chúng ta chưa có lựa chọn cho mình, mà chỉ là chúng ta đang lo sợ với quyết định cuối cùng của mình. Tôi xin trích dẫn một câu văn hay về sự lựa chọn mà tác giả đã viết trong sách: “Khi đối mặt với hai sự lựa chọn, hãy tung đồng xu lên… không phải ta chọn sấp hay ngửa… mà là trong lúc nó rơi xuống, ta mới biết bản thân mình đang hi vọng điều gì”.

Lối kể chuyện độc đáo – Mắt xích quan trọng tạo nên sức hút cho tác phẩm

Ban đầu độc giả có lẽ sẽ cảm thấy bối rối với việc cốt truyện xuất hiện tới hơn 20 nhân vật, trình tự thời gian, không gian không nhất quán. Nhưng đây cũng chính là một trong những điểm độc đáo của tác phẩm. Bản thân Higashino Keigo đã nổi danh là nhà văn trinh thám hàng đầu của Nhật Bản với hàng loạt tác phẩm như: “Phía sau nghi can X”, “Sau giờ học”, “Sự cứu rỗi của thánh nữ”…  Chính kinh nghiệm viết trinh thám của mình, tác giả đã khiến cho các chi tiết của truyện không hề rời rạc mà trở nên logic một cách lạ thường. Yếu tố logic tôi vừa nhắc tới đã khiến cho tác phẩm không chỉ mang màu sắc ấm áp, bình dị mà còn pha thêm màu trinh thám logic đặc trưng của Keigo. Đi sâu hơn vào cuốn sách ta sẽ hiểu ra rằng, tất cả sự sắp xếp ấy đều đã có dụng ý của người sáng tác. Vì diễn biến câu chuyện bị đảo lộn nên càng đọc bạn càng tò mò với câu chuyện hơn: Liệu các nhân vật sẽ ra sao? Câu chuyện tiếp diễn như thế nào? Các nhân vật có liên quan tới nhau không? Câu hỏi xuất hiện càng nhiều thì bạn đọc lại càng muốn tìm câu trả lời cho chính mình, rồi cứ thế đắm chìm vào thế giới mà tác giả đã viết lên.

Sự thành công của “Điều kỳ diệu của tiệm tạp hóa Namiya” chính là lời minh chứng sáng cho giá trị nhân văn mà cuốn sách này mang đến cho mỗi độc giả. Nếu ví danh sách 100 cuốn sách hay nhất thế kỷ 21 được tạp chí The New York Times chọn ra như bản tổng phổ, thì việc thêm khúc hòa tấu “Điều kỳ diệu của tiệm tạp hóa Namiya” sẽ khiến bản nhạc ấy hoàn hảo hơn chăng?

Nếu bạn thấy danh mục “100 cuốn sách hay nhất thế kỷ 21” của tờ The New York Times đã bỏ sót cuốn sách nào thì hãy tham gia cuộc thi viết “SÓT.RÓT CHO ĐẦY” để giới thiệu cuốn sách đó cho mọi người nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Xin chào! Chúng tôi có thể giúp gì cho bạn?
Xin chào! Chúng tôi có thể giúp gì cho bạn?
Xin chào! Chúng tôi có thể giúp gì cho bạn?

Chuyên nghiệp Chuyên nghiệp Chuyên nghiệp Chuyên nghiệp Chuyên nghiệp Chuyên nghiệp Chuyên nghiệp Chuyên nghiệp Chuyên nghiệp Chuyên nghiệp Chuyên nghiệp Chuyên nghiệp