Có thật cầu tự sẽ có con?

Trong hầu hết các nền văn hóa và trong quan niệm của các cặp đôi, quả ngọt của tình yêu sẽ là con cái. Nhưng không phải lúc nào ước nguyện của con người cũng thành sự thật, có rất nhiều lý do khiến cho một cuộc hôn nhân, một mối quan hệ không đem đến quả ngọt mà hai người trong cuộc mong muốn. Ngày xưa (và có lẽ cả ngày nay), gia đình nào hiếm muộn thì thường đến chùa chiền để cầu tự, cầu Trời Phật ban cho có con. Cầu tự có nhiều cách: người thì uống thuốc cho bổ khí huyết, người thì cho rằng tại đất mình đang ở bị tuyệt đinh (khiến không thể sinh con), nên nhờ thầy địa lý di chuyển mồ mả. Người khác thì đi lễ bái chùa miếu để cầu Thần, Phật độ cho có con.

Vào tháng Giêng, tháng Hai, vợ chồng trong dân gian thường dắt díu nhau đến chùa Hương Tích (thuộc phủ Mỹ Đức, tỉnh Hà Nội) cầu tự. Trong chùa có một hang đá, thạch nhũ mọc lổm chổm, tục gọi là núi Cô, núi Cậu. Những người cầu tự đem vàng hương oản lễ đến chùa, rồi đem quà bánh đến chỗ hang thạch nhũ, xem hòn nào thích mắt thì xoa tay vào đầu mà khấn: “Cậu về ở với vợ chồng nhà tôi nhá”. Ai nhiều con trai rồi, muốn cầu có con gái thì sang dãy núi Cô cũng cầu khấn tương tự. Khấn xong lúc trở ra, ăn thì thêm bát thêm đũa, đi đò thì trả thêm một suất tiền cho người lái đò, làm như đã có một người đi theo vậy. Nếu về nhà mà vợ có thai, sinh con, thì mỗi năm phải đem con đến chùa lễ tạ ơn Phật.

cầu-tự-sẽ-có-con-1

Có người về đền Kiếp Bạc (thờ Đức Trần Hưng Đạo, thuộc tỉnh Hải Dương) để cầu tự. Những người này phần nhiều là người sinh con khó nuôi, cho là có tiền oan nghiệp chướng, đến lễ bái trừ tà thì về sau đẻ con mới nuôi được.

Xét tục cầu tự của ta, cũng bởi tin quỷ thần mà ra. Tục này từ thượng cổ đã có, như vua Đế Cốc cầu tự ở đền Cao Môi mà sinh ra ông Hậu Tắc; ông Thúc Lương Ngột cầu tự ở núi Ni Sơn mà sinh ra Đức Khổng Tử. Nhưng thiết nghĩ toàn là do lòng tin tưởng mà ra, chứ không có lẽ gì đích đáng mà tin được. Lấy sự hiển nhiên mà nói thì người không có con hay sinh con mà không nuôi được, hoặc vì đẻ con ra, thể trạng suy nhược khó nuôi, hoặc vì không giữ gìn vệ sinh nên không nuôi được. Còn như người chỉ sinh con gái mà không sinh con trai, cũng bởi có một lẽ riêng nào đó (ngày nay chúng ta đã biết là do gen lặn, gen trội của bố và mẹ), quyết không có thần thánh nào chủ trương về việc sinh con đẻ cái gì đâu.

Có người nói rằng: Việc cầu tự cũng nhiều khi linh nghiệm, như các đôi vợ chồng đã ngoài 40 tuổi chưa có con, cầu tự rồi mới có, thiết nghĩ sự ấy cũng là ngẫu nhiên, chẳng cầu thì cũng có. Vả lại mọi sự thường thành bại do lòng người tin tưởng. Người ta đã tin chắc điều gì thì càng cố sức làm cho điều ấy thành hiện thực, cho nên nó thành hiện thực, không có chi lạ hết.

Còn như con ngoan con hư là bởi cách dạy dỗ, con thọ con yểu bởi cách nuôi nấng, không nên cho là tại Trời Phật chưa phù hộ, nghĩ vậy là không đúng.

.

Càng đọc cuốn “Việt Nam phong tục” của tác giả Phan Kế Bính, mình càng ngạc nhiên nhiều hơn với tư tưởng khá hiện đại, văn minh của một nam tác giả sống vào thế kỷ 19~20 tại Việt Nam. Ông viết về phong tục tập quán cổ truyền bằng góc nhìn trung dung, vô tư, không mang nặng tư tưởng phong kiến trọng nam khinh nữ. Có nhiều câu từ trong sách rất xưa cũ, mình e rằng bạn đọc khó hiểu nên đã mạn phép diễn đạt lại bằng từ ngữ quen thuộc hơn với thời đại. Qua tìm hiểu thì mình biết được rằng Phan Kế Bính là một nhà báo, nhà văn nổi tiếng Việt Nam đầu thế kỷ 20. Tiếc rằng ông mất sớm (năm 46 tuổi) nên chưa kịp để lại thêm nhiều tác phẩm hữu ích cho các thế hệ sau.

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Xin chào! Chúng tôi có thể giúp gì cho bạn?
Xin chào! Chúng tôi có thể giúp gì cho bạn?
Xin chào! Chúng tôi có thể giúp gì cho bạn?

Chuyên nghiệp Chuyên nghiệp Chuyên nghiệp Chuyên nghiệp Chuyên nghiệp Chuyên nghiệp Chuyên nghiệp Chuyên nghiệp Chuyên nghiệp Chuyên nghiệp Chuyên nghiệp Chuyên nghiệp