ĐẠO LÝ DUNG HOÀ “ĂN THEO THUỞ, Ở THEO THỜI” TRONG TIỂU THUYẾT HỒ BIỂU CHÁNH

Người viết: Quách Trọng

 

Trong bối cảnh xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX đang diễn ra cuộc gặp gỡ, thậm chí là cuộc đụng đầu, giữa văn hoá truyền thống với văn hoá phương Tây thì quan niệm “tải đạo” đã có nhiều thay đổi. Cách riêng trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh, ta có thể thấy, cái đạo làm người chân chánh là “ăn theo thuở, ở theo thời”. Xem ra chọn lựa sống đạo đức này của nhà văn có tính thoả hiệp với thời cuộc. Vậy ta phải hiểu sao cho đúng?

Xã hội Nam Bộ thời của cụ Hồ Biểu Chánh là xã hội sa sút nghiêm trọng về mặt đạo đức. Cứ mỗi tiểu thuyết của cụ sẽ bày ra trước mắt chúng ta một khía cạnh cụ thể của nạn vô luân lý ấy, như tình trạng bỏ vợ (trong “Cay đắng mùi đời”), tranh gia tài (trong “Nhân tình ấm lạnh”), người ta dễ dàng lấy mạng nhau (trong “Thầy thông ngôn”, “Cha con nghĩa nặng”), v.v.. Lối sống thời thượng “đời nay” xem ra chiếm thế thượng phong. Đó là lối sống kim tiền, trọng của cải, phú quý trên tất cả. Đời kim tiền ấy dĩ nhiên dung dưỡng cả lối sống phóng túng, hưởng thụ, bất kể phải trái, bỏ mặc nghĩa tình (như trong “Từ hôn”).

 

Lời lẽ của nhà văn Hồ Biểu Chánh vừa thẳng thừng chỉ ra sự suy đồi của xã hội kim tiền, vừa tràn đầy hy vọng. Và nhà văn luôn dồn bút lực cho điều hay đẹp ở đời. Trong “Hai khối tình” khi đặt lên bàn cân một bên là cách sống của phụ nữ “mới” (nhân vật Thanh Châu cho rằng chuyện về chữ trinh đã lỗi thời) với một bên là cách sống của phụ nữ “chưa-mới” (nhân vật Cúc cho rằng chữ trinh cần thiết để giữ gìn phẩm hạnh), nhà văn đã cho thấy ông đứng về bên nào: ông dồn lực viết về chọn lựa “chưa-mới” kia (còn chọn lựa “mới” thì chỉ chiếm đâu đó vài trang đầu truyện); và với ông đó sẽ là phương cách cứu vãn xã hội. Nhưng dĩ nhiên chọn lựa “chưa-mới” ấy phải được thử lửa. Chọn lựa này liên tục chịu sự chất vấn của lối sống “cũ”. Nhân vật Cúc đến cuối truyện, dù đa văn quảng kiến, dù rất chủ động và thẳng thắn trong chuyện tình cảm, vẫn phải cậy nhờ đến sự khôn ngoan và từng trải của người mẹ già: “Bọn già tuy lù mù nhưng thấy xa hơn đám nhỏ”.

“Mới” – “Chưa-mới” – “Cũ” sẽ là một phương trình đạo lý đầy lý thú trong văn chương Hồ Biểu Chánh. Nhà văn thể hiện rõ rằng mình chọn cái “chưa-mới”; trong đó vẫn phải có cái “mới”, là tự do hành động, nhất là tự do nghĩ suy và chọn lựa. Nhưng cái “mới” phải có cái “cũ” khống chế lại để tạo thế quân bình: không có “mới” thì “cũ” là lạc hậu, thủ cựu, không có “cũ” thì “mới” thành ra buông tuồng, vô luân. Hồ Biểu Chánh chọn “chưa-mới”, tức là chọn con đường dung hoà cũ-mới, là chọn đạo lý “Ăn theo thuở, ở theo thời”. Lời nhân vật Hà Tấn Phát (trong “Ăn theo thuở, ở theo thời”) có lẽ đã khái quát đúng nhất chọn lựa này của nhà văn: 

“Dầu làm theo thiên hạ chớ cái gốc đạo đức em vẫn nắm vững bền, cái lòng nghĩa nhơn em vẫn nuôi kỹ lưỡng; nắm đạo đức, nuôi nghĩa nhơn đặng em vui riêng cái thú của em, dầu ai biết hay là không biết cũng chẳng quan hệ gì, miễn lương tâm em thơ thới thì đủ.” 

 

***

✨✨✨ Để hiểu rõ hơn con đường dung hoà này, cách riêng ở vấn đề chữ Hiếu và chữ Tình, trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh, mời bạn tham dự số thứ 2 của “Viết nên những trang sử”

– Chủ đề: CHỮ HIẾU VÀ CHỮ TÌNH TRONG TIỂU THUYẾT HỒ BIỂU CHÁNH

– Diễn giả: Tiến sĩ BÙI TRÂN PHƯỢNG

– Thời gian: Thứ Bảy ngày 28 tháng 09 năm 2024

+ 14h15: Đón khách

+ 14h30: Bắt đầu chương trình.

– Địa điểm: Cà phê thứ Bảy Trẻ – Lầu 3 & Lầu 4 quán Trung Nguyen Legend – 603 Trần Hưng Đạo, quận 1, Tp.HCM

– Đồng tổ chức: Leon Dio và Bá Tân Sách

– Đăng ký tham dự: https://forms.gle/xS3mPrHRzqVfFcUt6 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Xin chào! Chúng tôi có thể giúp gì cho bạn?
Xin chào! Chúng tôi có thể giúp gì cho bạn?
Xin chào! Chúng tôi có thể giúp gì cho bạn?

Chuyên nghiệp Chuyên nghiệp Chuyên nghiệp Chuyên nghiệp Chuyên nghiệp Chuyên nghiệp Chuyên nghiệp Chuyên nghiệp Chuyên nghiệp Chuyên nghiệp Chuyên nghiệp Chuyên nghiệp