NHẤT LINH – THỦ LĨNH CỦA TỰ LỰC VĂN ĐOÀN LÀ AI?

Nhất Linh là ai?

Nhất Linh tên thật là Nguyễn Tường Tam, sinh năm 1906, là một nhà văn, nhà báo lớn, đồng thời cũng là một chính khách có tên tuổi của Việt Nam thế kỷ 20. Ba đời từ ông nội đến cha của Nhất Linh đều đỗ đạt, trong số các anh em ruột, Nhất Linh (Nguyễn Tường Tam) cùng Hoàng Đạo (Nguyễn Tường Long) và Thạch Lam (Nguyễn Tường Lân) cũng là những nhà văn lớn trên văn đàn. Ông là người thành lập Tự Lực Văn Đoàn và là cây bút chính của nhóm, từng là Chủ bút tờ tuần báo Phong Hóa, Ngày Nay. Do có liên can đến các sự kiện chính trị phức tạp, trước lệnh triệu tập của chính quyền Ngô Đình Diệm, Nhất Linh đã uống thuốc độc tự tử vào tháng 7/1963 để bảo toàn danh dự cho bản thân.

Dưới sự dẫn dắt của Nhất Linh, Tự Lực Văn Đoàn dùng một lối văn bình dị, tôn vinh sự trong sáng của chữ quốc ngữ, bám sát chủ nghĩa bình dân, dễ chạm đến người đọc. Những tiểu thuyết luận đề của Nhất Linh đã từng một thời tạo nên những cuộc tranh cãi bất tận bởi việc phê bình thực trạng xã hội thẳng thắn, hướng đến cải cách, bãi bỏ phong tục lạc hậu của nền luân lý cũ kỹ và đổi mới tư tưởng, trong đó bao gồm phong trào nữ quyền – một vấn đề vẫn còn tính thời sự cho đến tận ngày nay. 

nhất linh

Phong cách văn chương của Nhất Linh có gì nổi bật?

Đặc trưng nhất cho phong cách sáng tác của Nhất Linh có thể kể đến Đoạn Tuyệt. Nhất Linh ca ngợi tình yêu tự do của đôi lứa, giải phóng nhân vật của mình ra khỏi lề lối xưa cũ, đúng với hai chữ “Đoạn Tuyệt”. Cái hay nhất của Đoạn Tuyệt nằm ở những phân đoạn nơi cái cũ đối đầu trực diện với cái mới, khi mà cách hành xử vô nhân đạo của những người đại diện cho lễ giáo phong kiến bị đưa ra ánh sáng. Từ 1933 trở về sau, hầu hết các tiểu thuyết của Nhất Linh đều có kết cấu tổng thể được trình bày dưới góc nhìn tâm lý tinh tế, có chiều sâu nhưng vẫn có phần gần gũi với truyền thống, dung hòa được giữa phương Tây và phương Đông.

Có thể bạn quan tâm: SÁCH CŨ CÓ TỐT HƠN SÁCH MỚI? – CHUYỆN KHÔNG PHẢI AI CŨNG BIẾT

Tương tự với Đoạn Tuyệt là Lạnh Lùng, một tiểu thuyết luận đề nổi bật khác của Nguyễn Tường Tam. Trong tác phẩm này, vấn đề được đem lên bàn cân mổ xẻ là thân phận người góa phụ trẻ đẹp phải thủ tiết thờ chồng nhằm giữ tiếng thơm cho hai họ. Có bố cục gọn ghẽ, mang cốt truyện có nhiều tình tiết lãng mạn, Lạnh Lùng đã truyền tải được khát vọng yêu đương mãnh liệt của đôi tình nhân, bất chấp những gọng kìm, những quan niệm về trinh tiết hẹp hòi của lề lối xưa.

Ở giai đoạn sau của sự nghiệp (khoảng từ năm 1940), Bướm Trắng hay Đôi Bạn vẫn là những áng văn khiến người đọc trầm trồ bởi cách khai thác nội tâm khéo léo của Nhất Linh, mang trong mình màu sắc văn chương cách tân của phương Tây, đặc biệt là của các văn hào Nga như Fyodor Dostoyevsky hay Lev Tolstoy. Ở đó, sự vô luân và tội lỗi – góc khuất mà không nhiều cây bút dám khai thác – xuất hiện ở cả những nhân vật chính diện. Họ e sợ trước những cái xấu từ trong sâu thẳm bản thân, sau này có thể sẽ sám hối, ăn năn, nhưng đồng thời cũng tỉnh thức và chấp nhận cái bản ngã ấy mà không phán xét.

Trong Bướm Trắng, góc nhìn phản thân hướng về cái tôi đa ngã của Trương – nhân vật chính – là một nét rất phá cách của văn chương Việt Nam thời bấy giờ. Những phân đoạn Trương xét đoán tình hình diễn ra không được báo trước, rải rác xuyên suốt tác phẩm. Trên chuyến hành trình nội tâm của Trương, từng cái tôi khác nhau lần lượt xuất hiện, cho thấy những mảnh cá tính khác nhau của nhân vật này. Đó có thể là tình cảm thanh cao, trong sáng anh dành cho Thu, lòng thương cảm dành cho những người phụ nữ, những người bạn đã từng cạnh bên Trương. Song song với đó, cũng có những cái tôi hướng đến việc thỏa mãn bản thân Trương nhiều hơn, bất chấp việc nó có thể ảnh hưởng đến người khác hay thậm chí gây hại cho chính nhân vật của chúng ta.

nhất linh

Không chỉ là cây bút chủ lực của Tự Lực Văn Đoàn, Nhất Linh còn là một họa sĩ. Ông từng thi đỗ vào Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương năm 1925 và có mối quan hệ sâu sắc với họa sĩ Nguyễn Gia Trí (từng vẽ chân dung Nhất Linh) từ khoảng cuối năm 1936. Tài năng hội họa của Nhất Linh được thể hiện trong cách tổ chức thiết kế cho những tờ báo ông làm chủ biên là Phong Hóa và Ngày Nay. Chính ông cũng là tác giả vẽ minh họa cho một số các tác phẩm của mình và những cây bút khác của Tự Lực Văn Đoàn.

Qua bài viết, có thể thấy Nhất Linh là một tác giả có cuộc đời lẫn những góc nhìn, tài năng đầy thú vị để độc giả có thể khám phá thêm. Một số tác phẩm tiêu biểu của cây bút chủ lực Tự Lực Văn Đoàn gồm có: Đôi bạn, Bướm trắng, Đoạn tuyệt, Lạnh lùng, Xóm Cầu Mới, Dòng sông Thanh Thủy…


Với mục tiêu lan tỏa niềm đam mê đọc sách đến với nhiều người, Bá Tân Sách hiện đang thu mua những cuốn sách cũ. Để có thể bán sách cũ, bạn có thể liên hệ Bá Tân sách hoặc liên hệ qua hotline 0962 936 310. Follow page để biết thêm nhiều điều hay ho về sách nhé !

Ghé thăm web http://batansach.com để biết thêm nhiều thông tin hữu ích

Follow Tik Tok: @batansach và @hieusachcuatan để xem thêm nhiều nội dung hấp dẫn

Page mua bán sách cũ: @Bá Tân – Sách cũ thư viện

Tìm sách và mình tại: 451/22 Hai Bà Trưng, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TPHCM

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Xin chào! Chúng tôi có thể giúp gì cho bạn?
Xin chào! Chúng tôi có thể giúp gì cho bạn?
Xin chào! Chúng tôi có thể giúp gì cho bạn?

Chuyên nghiệp Chuyên nghiệp Chuyên nghiệp Chuyên nghiệp Chuyên nghiệp Chuyên nghiệp Chuyên nghiệp Chuyên nghiệp Chuyên nghiệp Chuyên nghiệp Chuyên nghiệp Chuyên nghiệp