NHỮNG NGƯỜI ĐẸP SAY NGỦ – KAWABATA YASUNARI | VẺ ĐẸP TRẦN TRỤI CỦA TÂM HỒN ẨN SAU KHÁT KHAO XÁC THỂ

Kawabata Yasunari là một trong những tượng đài vĩ đại nhất của nền văn chương Nhật Bản. Vào năm 1968, Kawabata trở thành tiểu thuyết gia người Nhật đầu tiên đoạt Giải Nobel Văn chương vì những ngôn từ giàu mỹ cảm tôn vinh cái đẹp hư ảo và hình ảnh u uẩn hiện hữu trong cảnh vật thiên nhiên và tâm hồn con người. Cuộc đời của cây viết đến từ xứ mặt trời mọc là một chuỗi những mất mát, khi cha, mẹ, chị gái rồi đến ông bà của ông đều lần lượt ra đi khi nhà văn thậm chí còn chưa bước qua độ tuổi vị thành niên. Chính vì phải chìm đắm trong nỗi sầu muộn từ quá sớm, trong Kawabata đã hình thành nên một sự nhạy cảm “bậc thầy” với nỗi đau, từ đó cho ra đời những áng văn bất hủ.

những người đẹp say ngủ

Trong số các tác phẩm tiêu biểu của nhà văn sinh năm 1899, có thể kể đến “Xứ tuyết”, “Đẹp và buồn”, “Cố đô”, “Ngàn cánh hạc”… và “Những người đẹp say ngủ”. Ra mắt lần đầu vào năm 1961, “Người đẹp ngủ mê” được sáng tác dựa trên niềm cảm hứng lấy từ một kịch bản sân khấu kabuki có nhan đề “Những mỹ nữ của Eguchi”. Cuốn sách kể về Eguchi, người đàn ông 67 tuổi đang trên đường tìm lại cảm giác hồi xuân, với những lần ghé thăm ngôi “nhà thổ” độc nhất vô nhị, chỉ có những cô trinh nữ say ngủ dành cho những ông già đã qua tuổi sung mãn.

Có Thể Bạn Quan Tâm: Thu Mua Sách Cũ Tại Bá Tân Sách Cũ

Tuy rằng tiêu đề cùng phần giới thiệu chất chứa đầy những khoái cảm, thế nhưng “Những người đẹp say ngủ” lại không thực sự là một cuốn truyện chỉ dành cho người lớn. Mượn việc ngủ cùng với những cô gái trẻ say giấc không gì lay chuyển được, mỗi một lần ông lão Eguchi ngủ với một cô gái là mỗi một miền ký ức của cụ già ấy ùa về, với những người phụ nữ từng bước qua đời ông. Những mảnh kỷ niệm ấy đa dạng, đặc sắc, chất chứa một nội hàm ấn tượng bên trong vẻ ngoài mềm mỏng từ ngòi bút của Kawabata Yasunari. Đó có thể là những lần từ biệt một người thân ruột thịt của cụ già Eguchi, hay một thời ân ái với cô gái đã có chồng mà ông cụ đã lãng quên từ lâu. Sau cùng, tất cả những xúc cảm ấy đều quy lại thành một niềm tiếc nuối khó tả của Eguchi với những vẻ đẹp xưa kia qua những chi tiết đầy gợi cảm của những người đẹp say ngủ.

Nhắc đến những chi tiết của các trinh nữ ngủ mê, không thể bỏ qua nghệ thuật mô tả đầy tinh tế của cây viết đoạt giải Nobel. Sử dụng nhiều tính từ cùng vô số hình ảnh so sánh độc đáo, đọc tác phẩm của Kawabata, độc giả có thể dễ dàng hình dung ra những gì mà nhà văn muốn truyền tải một cách chân thực nhất mà không cần gắng gượng. Không chỉ các chi tiết bề ngoài, nội tâm nhân vật cũng được tác giả chú trọng, xây dựng với một chiều sâu cuốn hút người đọc và vẫn có những nét độc đáo, phần nào đi ngược lại góc nhìn số đông.

Những ngón tay nàng mà Eguchi đã cầm lên cũng ngủ say: cả bàn tay lại nằm y như cũ khi ông thả xuống. Ông kéo cái gối về phía mình và bàn tay rơi ra ngoài. Ông chống cùi chỏ lên gối và ngắm nó. Trông như còn sống, ông nhủ thầm. Nó còn sống mà, có phải bàn tay của một xác chết đâu, ông thầm thì như thế chỉ để muốn nói lên là nó xinh đẹp; nhưng ông cảm thấy mình vừa nói ra một điềm gở. Cô gái ngủ mê man như chết nhưng thời gian sinh tồn của nàng đâu có ngưng chảy, vậy nàng có giữ được thời gian đó không hay là nó chảy tuột vào một vực sâu không đáy? Nàng không phải là một búp bê sống, vì không thể có búp bê sống trên thế gian này; nàng được biến thành một đồ chơi sống, để các cụ già đã mất năng lực đàn ông không bị cảm thấy xấu hổ. Không, không phải một đồ chơi: đối với các cụ, nàng chính là cuộc sống. Một cuộc sống người ta có thể sờ mó được, một cách tự tin. Dưới cặp mắt lão thị của Eguchi, bàn tay nàng gần sát bên trông mịn và đẹp hơn. Thật mịn khi vuốt ve nhưng ông không thể thấy được nét thanh tú trong cách cấu tạo của nó.

Là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất của Kawabata Yasunari, “Những người đẹp say ngủ” với đã hết sức thành công trong việc mượn hình ảnh cơ thể nõn nà đầy sức sống của các cô gái trẻ dưới góc nhìn của cụ lão mà trong lòng chất chứa đầy những nỗi niềm tiếc nuối để tôn vinh được cái đẹp của sự hoài niệm, cùng những khát khao thể xác trần tục nhưng không kém phần cao đẹp của con người.


Với mục tiêu lan tỏa niềm đam mê đọc sách đến với nhiều người, Bá Tân Sách hiện đang thu mua những cuốn sách cũ. Để có thể bán sách cũ, bạn có thể liên hệ Bá Tân sách hoặc liên hệ qua hotline 0962 936 310. Follow page để biết thêm nhiều điều hay ho về sách nhé !

Ghé thăm web http://batansach.com để biết thêm nhiều thông tin hữu ích

Follow Tik Tok: @batansach và @hieusachcuatan để xem thêm nhiều nội dung hấp dẫn

Page mua bán sách cũ: @Bá Tân – Sách cũ thư viện

Tìm sách và mình tại: 451/22 Hai Bà Trưng, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TPHCM

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Xin chào! Chúng tôi có thể giúp gì cho bạn?
Xin chào! Chúng tôi có thể giúp gì cho bạn?
Xin chào! Chúng tôi có thể giúp gì cho bạn?

Chuyên nghiệp Chuyên nghiệp Chuyên nghiệp Chuyên nghiệp Chuyên nghiệp Chuyên nghiệp Chuyên nghiệp Chuyên nghiệp Chuyên nghiệp Chuyên nghiệp Chuyên nghiệp Chuyên nghiệp