[Sót.Rót Cho Đầy] NHỮNG SÁCH HAY NHẤT TK 21 – Gợi ý của dịch giả Quách Trọng

Vừa qua tờ The New York Times đã công bố danh sách 100 cuốn sách hay nhất thế kỷ 21, ghi nhận những cuốn sách được xuất bản từ ngày 01/01/2000 đến hiện tại mà theo NYT, đó là “những cuốn sách quan trọng và có ảnh hưởng nhất thời đại”. Tuy nhiên, danh sách này có thể đã bỏ sót một, hai, hoặc nhiều cuốn sách mà bạn cho là xứng đáng có mặt trong 100 cuốn hay nhất thế kỷ 21.
Dưới đây là danh mục gồm 04 cuốn sách mà theo dịch giả Quách Trọng, tờ The New York Times đã bỏ sót.

TÍNH CHUYÊN CHẾ CỦA CHẾ ĐỘ NHÂN TÀI

+ Tác giả: Michael Sandel

+ Dịch giả: Bùi Thị Việt Lâm, Trương Thị Thạch Thảo, Đoàn Thuý Hằng, Hoàng Trần Bảo Quyên

+ Nguyên tác: The Tyranny of Merit – What’s Become of the Common Good?

+ In lần đầu: 2020

Cuốn sách ra đời sau Đại dịch Covid-19. Đại dịch Covid-19 không chỉ thách thức các tiến bộ y khoa của con người, mà còn đặt nhân loại trước một thách thức đạo đức nền tảng:

Thứ nhất, khi phân phối vaccine, do số lượng còn ít thì ai sẽ là người được hưởng đầu tiên? Đâu là tiêu chí để chọn? Liệu những người mong manh nhất, như người nghèo, người già, người vô gia cư, người nhập cư trái phép, v.v. có đủ sức thoả đáp các tiêu chí không?

Thứ hai, khi mọi người đều đồng lòng giãn cách xã hội thì họ giãn cách vì động lực nào? Là để tránh những kẻ có khả năng lây bệnh và bảo vệ bản thân, hay là để cùng góp tay bảo vệ lợi ích chung cho toàn xã hội, trong đó có những người mong manh nhất và có khả năng nhiễm bệnh nhất?

Bài toán về lợi ích chung của một xã hội có vẻ như lúc nào cũng nghiêng về số đông – ta có thể diễn dịch số đông này thành nhóm những người ưu tú về học thức, về chủng tộc, về kinh tế, về tôn giáo, v.v. không?

Danh mục này mang tính tham khảo và làm quà tặng cho cuộc thi viết SÓT.RÓT CHO ĐẦY.

 

KHÍ HẬU: CÂU CHUYỆN MỚI

+ Tác giả: Charles Eisenstein

+ Dịch giả: Nhóm CTV Book Hunter

+ Nguyên tác: Climate: A New Story

+ In lần đầu: 2018

Trong sách này, Charles Eisenstein phê bình các cách thức mà hiện nay thế giới đang dùng để giải quyết vấn đề khí hậu, nhất là việc phải giảm phát thải khí nhà kính thông qua các giải pháp công nghệ và chính sách. Với tác giả, những cách thức đó chỉ là những liều thuốc trị triệu chứng, chứ không trị được gốc rễ. Con người cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21 rất nhiều lần nói đến tình trạng biến đổi khí hậu, thậm chí đã báo động đỏ ở nhiều nơi. Nhưng họ rất ít khi can đảm nhìn vấn đề một cách trực diện và toàn diện.

Một cách trực diện và toàn diện, Charles Eisenstein cho thấy gốc rễ sâu xa nhất của tình trạng biến đổi khí hậu chính như là Câu chuyện Phân tách; ở đó, con người phân tách với thiên nhiên, các cộng đồng người phân tách với nhau, các cá nhân người cũng thế. Phân tách là nguyên nhân đưa đến các hành động trục lợi cho riêng mình và phớt lờ lợi ích của người khác, của thiên nhiên. 

Liều thuốc chữa trị sự phân tách ấy là kể một câu chuyện mới: Câu chuyện về sự Tiếp Hiện (interbeing). Con người sống là nhờ thiên nhiên và ngược lại. Con người sống cũng là nhờ nhau. Con người chỉ là một thành phần nhỏ của đất mẹ Gaia. Sự sống của vũ trụ là sự sống của con người. Thiên nhiên là nguồn truyền sinh, chứ không phải là nguồn khai thác kinh tế.

Nếu bạn thấy danh mục “100 cuốn sách hay nhất thế kỷ 21” của tờ The New York Times đã bỏ sót cuốn sách nào thì hãy tham gia cuộc thi viết “SÓT.RÓT CHO ĐẦY” để giới thiệu cuốn sách đó cho mọi người nhé!

 

BIỆN HỘ CHO MỘT NỀN GIÁO DỤC KHAI PHÓNG

+ Tác giả: Fareed Zakaria

+ Dịch giả: Châu Văn Thuận

+ Nguyên tác: In Defense of a Liberal Education

+ In lần đầu: 2015

Khai phóng là bản chất của một nền giáo dục thực chất. Giáo dục khai phóng hướng đến việc xây dựng một con người toàn diện, có nền kiến thức rộng và trau dồi nhiều kỹ năng khác nhau, trở thành một con người có đạo đức. Fareed Zakaria qua cuốn sách của mình mang đến một cái nhìn toàn diện về giáo dục khai phóng, kèm theo đó là những đề xuất để lấy lại vai trò đích thực và xứng đáng của giáo dục khai phóng trong xã hội hiện nay.

Xã hội hiện nay đâu đâu cũng hô hào cần khai phóng. Nhưng trong thực tế, nhiều nơi không đặt việc xây dựng con người toàn diện là trung tâm của giáo dục. Họ muốn dùng giáo dục như một công cụ để đào tạo ra những người phục vụ ý chí chung của một cộng đồng; trong khi con người toàn diện của giáo dục khai phóng là con người sống với, sống vì, và sống cho toàn thể nhân loại. Giáo dục còn bị khai thác như nơi chuẩn bị nhân lực cho các lĩnh vực kinh tế; do đó mà các môn học liên quan đến nghệ thuật, âm nhạc, lịch sử, triết học, văn học, ngôn ngữ, v.v. bị xem nhẹ, thậm chí bị xem thường.

Chủ nghĩa dân tộc và nền kinh tế thị trường là 2 yếu tố tác động khủng khiếp nhất đến giáo dục, làm giáo dục bị lệch hướng. Giáo dục như thế thì không thể giúp xây dựng một con người toàn diện được! Thực tế thế kỷ 21 đang là như thế. “Biện hộ cho một nền giáo dục khai phóng” chính là việc đòi lại quyền lợi chính đáng của nền giáo dục ấy.

Danh mục này mang tính tham khảo và làm quà tặng cho cuộc thi viết SÓT.RÓT CHO ĐẦY.

 

ÁNH SÁNG VÔ HÌNH

+ Tác giả: Anthony Doerr

+ Dịch giả: Vũ Thanh Tuyền

+ Nguyên tác: All the Light We Cannot See

+ In lần đầu: 2014

Tiểu thuyết này lấy bối cảnh nước Pháp bị chiếm đóng trong Thế chiến thứ II. Người ta thường xếp các tác phẩm lấy bối cảnh thế chiến vào hạng mục văn chương thế chiến. Nhưng có lẽ cuốn này nên được đặt ở một danh mục khác: văn chương chiến tranh thế kỷ 21. Bối cảnh cũ (Doerr không quan tâm việc phân tích gốc rễ của thảm hoạ thế chiến như nhiều nhà văn khác) nhưng câu chuyện lại mới: sự vươn mình gặp gỡ nhau giữa một chàng trai người Đức và một cô gái người Pháp, vốn là người ở hai chiến tuyến. Thế kỷ 21 này mới chỉ trải qua chưa đầy 30 năm nhưng đã ở trên bờ vực của một cuộc thế chiến khác. Thế giới không chỉ chia đôi mà đã chia năm xẻ bảy. Sự gặp gỡ giữa Marie-Laure LeBlanc và Werner Pfennig trong truyện cũng nên là cuộc gặp gỡ giữa những con người ngày nay.

Truyện còn đặc sắc bởi những đoạn nói về quá khứ của anh chàng Werner. Cái hay ở những đoạn này là những đường nét chân thực cho biết một con người sống vì lý tưởng Đức Quốc Xã đã được đào tạo như thế nào. Và càng hay hơn khi những mô hình lý tưởng đó không đủ để gò chặt trái tim ấm nóng của một con người. Trong bối cảnh thế kỷ 21 này, ta có thể nói, không một lý tưởng dân tộc nào đủ sức làm mộng mị một ai. Chỉ cần người ta có một trái tim ấm nóng thì người ta sẽ vượt thoát khỏi mọi kẽm gai để đến với người ở bên kia chiến tuyến.

Nếu bạn thấy danh mục “100 cuốn sách hay nhất thế kỷ 21” của tờ The New York Times đã bỏ sót cuốn sách nào thì hãy tham gia cuộc thi viết “SÓT.RÓT CHO ĐẦY” để giới thiệu cuốn sách đó cho mọi người nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Xin chào! Chúng tôi có thể giúp gì cho bạn?
Xin chào! Chúng tôi có thể giúp gì cho bạn?
Xin chào! Chúng tôi có thể giúp gì cho bạn?

Chuyên nghiệp Chuyên nghiệp Chuyên nghiệp Chuyên nghiệp Chuyên nghiệp Chuyên nghiệp Chuyên nghiệp Chuyên nghiệp Chuyên nghiệp Chuyên nghiệp Chuyên nghiệp Chuyên nghiệp