Thằng nào đốt rơm, và đốt để làm gì?

Ca dao trào phúng Việt Nam có bài:

“Ngồi buồn đốt một đống rơm

Khói lên nghi ngút chẳng thơm chút nào

Khói lên đến tận Thiên Tào

Ngọc Hoàng phán hỏi: Thằng nào đốt rơm?”

Khi tìm hiểu nghĩa của bài ca dao này, mình bắt gặp hai câu khác có đại ý tương tự bài trên, nhưng dường như tác giả biên soạn thiếu hoặc cố tình bỏ bớt hai câu sau, chỉ giữ lại hai câu đầu:

“Tâm thành đốt một đống rơm

Khói lên nghi ngút chẳng thơm chút nào”.

Bài ca dao này có ý nói rằng điều quý nhất mà người ta mong chờ ở mình là tấm lòng thành, chứ không phải là quà tặng vật chất hậu hĩ. Ngay cả thần thánh cũng yêu cầu ở ta tấm lòng chân thành, chỉ cần nén nhang bát nước là đủ, không cần những lễ vật rình rang để cúng tế. Thế nhưng, người đời không như vậy, có một số người lấy việc phô trương làm trọng, nhưng trong lòng chẳng có chút tôn kính nào. Về việc này, ca dao Việt Nam cũng có một bài khác rất thấm thía:

“Sống thì con chẳng cho ăn,

Chết thì xôi thịt, làm văn tế ruồi”.

Trở lại với bài “Tâm thành đốt một đống rơm”, mình mạn phép chia sẻ chút suy nghĩ. Câu tiếp theo là “Khói lên nghi ngút chẳng thơm chút nào”. Không thơm là vì không dùng hương (nhang, trầm) để thắp / để đốt, mà chỉ dùng rơm, là thân cây lúa phơi khô sau khi gặt. Nhưng nghĩa bóng của “không thơm” là vì người đốt rơm không thành tâm. Nên ở hai câu sau, Ngọc Hoàng mới hỏi là “Thằng nào đốt rơm?”. Dùng từ “thằng” cũng đã thể hiện rõ ý không hài lòng của Ngọc Hoàng, vì có thể thay bằng  “Người nào đốt rơm” mà 😀 

Tuy nhiên, câu “Tâm thành đốt một đống rơm” là bản khảo dị của “Ngồi buồn đốt một đống rơm”. Nếu dùng từ “ngồi buồn” thì ý của cả bài ca dao sẽ hợp nhất và hợp lý hơn, vì nếu đã có “tâm thành” thì ngay từ đầu đã không đốt rơm.

Công nhận ca dao tục ngữ Việt Nam đúng là có giá trị vượt thời gian, càng đọc càng thích, càng tìm hiểu sâu càng thấy tính ứng dụng rất cao ngay cả trong cuộc sống hiện đại.

.

* Khảo dị: Khảo cứu, so sánh giữa các dị bản (bản khác nhau) của một tác phẩm. Khi nghiên cứu các tác phẩm văn học cổ, do có nhiều dị bản lưu truyền nên việc khảo dị rất cần thiết. (Định nghĩa theo tudien wiki)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Xin chào! Chúng tôi có thể giúp gì cho bạn?
Xin chào! Chúng tôi có thể giúp gì cho bạn?
Xin chào! Chúng tôi có thể giúp gì cho bạn?

Chuyên nghiệp Chuyên nghiệp Chuyên nghiệp Chuyên nghiệp Chuyên nghiệp Chuyên nghiệp Chuyên nghiệp Chuyên nghiệp Chuyên nghiệp Chuyên nghiệp Chuyên nghiệp Chuyên nghiệp