XƯỚNG CA VÔ LOÀI

Trong bài đăng về câu “Ăn cơm chúa, múa tối ngày”, mình có dùng cụm từ “xướng ca vô loài”. Vì chỉ loáng thoáng biết nó nói về giới nghệ sĩ thời trước, chứ không biết rõ nên mình đã tìm hiểu và biết thêm những thông tin rất thú vị.

Bài viết “Ôn cố tri tân – Xướng ca vô loài” có đoạn do người tên N.D viết rằng: “Xướng ca vô loài là một quan niệm của Nho giáo và là thành kiến sai lầm thời phong kiến. Ý của câu nói này là những người làm nghề ca hát thì hoàn toàn mất hết nhân phẩm, bị khinh rẻ, không thuộc tầng lớp nào trong xã hội phong kiến”. Còn nhà nghiên cứu Toan Ánh trong cuốn “Phong tục Việt Nam” cho rằng “vô loài” liên quan đến “vô luân” theo quan niệm của người xưa, vì khi diễn tuồng hát xướng, tôn ti trật tự trong gia đình bị đảo lộn. Con có thể đóng vai vua, cha thì đóng vai bề tôi, anh em ruột thì đóng vai vợ chồng… Dù chỉ là diễn thì cũng không còn luân thường đạo lý.

xuong-ca-vo-loai-1

Giới ca sĩ, nghệ sĩ thời phong kiến còn bị gọi khinh miệt là “bọn phường chèo, con hát”, vì trong bốn giai cấp chính Sĩ, Nông, Công, Thương, họ không thuộc tầng lớp nào cả. Họ thậm chí còn bị xếp dưới Thương – tức là những người buôn bán, vốn đã có vai trò thấp nhất trong xã hội. Lịch sử Việt Nam từng có không ít nhân vật nổi tiếng từng gặp gian truân trong cuộc sống vì định kiến “xướng ca vô loài” khắt khe ấy, trong đó có Đào Duy Từ. Ông là học giả văn hóa, danh thần thời Chúa Nguyễn Phúc Nguyên, vì có cha làm nghề ca hát nên ông không được đi thi để ra làm quan dưới thời Vua Lê – Chúa Trịnh. Sau nhờ khai man họ Vũ của mẹ và nhờ xã trưởng chứng lý lịch nên Đào Duy Từ mới có thể đi thi, đậu thủ khoa kỳ thi Hương. Nhưng vì chuyện sớm vỡ lở nên ông bị lột hết áo mão cử nhân.

Người tiên phong, góp phần xóa bỏ thành kiến “xướng ca vô loài” là nhà báo Trần Tấn Quốc, tên thật là Trần Chí Thành (1914-1987). Khi ông đứng ra thành lập giải Thanh Tâm – giải thưởng dành cho nghệ sĩ sân khấu, người nghệ sĩ đã nhận được sự tôn vinh và đánh giá đúng mực công sức của họ. Cụm từ “xướng ca vô loài” dần trôi vào dĩ vãng và không còn, không nên được sử dụng nữa.

xuong-ca-vo-loai-2

Ngày nay, giới nghệ sĩ – ca sĩ trở thành thần tượng trong lòng người hâm mộ. Ca sĩ đi lưu diễn nước khác, đến sân bay được hàng trăm nghìn fan đứng xếp hàng chờ dưới mưa. Thế nhưng, trong một bài hát chưa xưa cũ lắm mà chúng ta vẫn luôn ưa thích, có lẽ tác giả cũng bị ảnh hưởng một chút bởi quan niệm “xướng ca vô loài” chăng?

“Khi biết em mang kiếp cầm ca, đêm đêm phòng trà dâng tiếng hát cho người người bỏ tiền mua vui. Hỏi rằng anh ơi còn yêu em nữa không?”

_______________________________________

Nguồn bài viết tổng hợp từ website baodanang, website baobinhphuoc, website nguvan và Từ điển Thành ngữ – Tục ngữ – Ca dao Việt Nam của tác giả Việt Chương.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Xin chào! Chúng tôi có thể giúp gì cho bạn?
Xin chào! Chúng tôi có thể giúp gì cho bạn?
Xin chào! Chúng tôi có thể giúp gì cho bạn?

Chuyên nghiệp Chuyên nghiệp Chuyên nghiệp Chuyên nghiệp Chuyên nghiệp Chuyên nghiệp Chuyên nghiệp Chuyên nghiệp Chuyên nghiệp Chuyên nghiệp Chuyên nghiệp Chuyên nghiệp