VNNTS #5 : TRƯƠNG VĨNH KÝ – CHUYỆN ĐỜI TỰ KỂ

MỜI BẠN ĐỌC CÙNG “VIẾT NÊN NHỮNG TRANG SỬ”

Chủ đề số 5:

TRƯƠNG VĨNH KÝ – CHUYỆN ĐỜI TỰ KỂ

 

Trong lịch sử cận và hiện đại của Việt Nam, ít có một nhân vật nào đặc biệt và gây nhiều tranh biện như Trương Vĩnh Ký (1837-1898). Trong toạ đàm “Trương Vĩnh Ký với Văn hoá” do tạp chí Xưa và Nay tổ chức năm 2001 tại TP. Hồ Chí Minh, Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã nhắn nhủ: “Trương Vĩnh Ký đã lựa chọn con đường riêng cho cuộc đời mình (…) Tuy nhiên chính do sự lựa chọn con đường đi của Trương Vĩnh Ký coi như nghịch lý, đó là một trong những vấn đề gút mắc lớn nhất của Trương Vĩnh Ký ‘Bi kịch muôn đời’”.

Cho đến thời điểm buổi toạ đàm nhắc trên được tổ chức, gần như mọi tài liệu của và về Trương Vĩnh Ký đã được mang ra nghiên cứu một cách nghiêm túc. Dù là vậy thì hai câu cuối trong bài thơ tuyệt mệnh của học giả Trương vẫn gây nhiều bối rối: “Cuốn sổ bình sanh công với tội – Tìm nơi thẩm phán để thừa khai”. Công tội đời mình mà Trương Vĩnh Ký cụ thể là gì?

Cuối tháng 3 vừa rồi, Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam, với đại diện là Ts. Nguyễn Nam, đã công bố việc tiếp nhận bản thảo tự truyện của Trương Vĩnh Ký. Phần tự truyện này đã được ông Trương Vĩnh Tống, con trai út của Trương Vĩnh Ký, lưu giữ và giới thiệu cho các nhà nghiên cứu như Dương Mạnh Huy, Nguyễn Tiến Lãng, và Jean Bouchot tham khảo trong quá trình phục dựng tiểu sử Trương Vĩnh Ký. Theo Ts. Nguyễn Nam trong bài viết “Trương Vĩnh Ký: Chuyện đời tự kể – Giũ bụi tìm về…” in trong tạp chí Xưa và Nay, số 573 tháng 3/2025, thì “khả năng soi chiếu lẫn nhau của các bản tự truyện/nhật ký và các nguồn sử liệu chắc chắn sẽ giúp công chúng thấy được sự đa diện của nhân vật lịch sử nhiều mâu thuẫn này.”

Ban Tổ chức chuỗi trò chuyện VIẾT NÊN NHỮNG TRANG SỬ thân mời bạn tham dự Chủ đề số 5: TRƯƠNG VĨNH KÝ – CHUYỆN ĐỜI TỰ KỂ để cùng với Ts. Nguyễn Nam đọc lại những trang tự truyện của chính Trương Vĩnh Ký để có được cái nhìn đa chiều hơn về nhân vật đặc biệt này.

 

THÔNG TIN SỰ KIỆN

– Chủ đề: TRƯƠNG VĨNH KÝ – CHUYỆN ĐỜI TỰ KỂ

– Diễn giả: TS. NGUYỄN NAM

– Thời gian: 14g30, thứ Bảy, ngày 19 tháng 4 năm 2025

– Địa điểm: Cà phê thứ Bảy Trẻ (Lầu 3 & Lầu 4 quán Trung Nguyen Legend – 603 Trần Hưng Đạo, quận 1, Tp.HCM)

– Sự kiện không bán vé. Trước khi vào tham dự chương trình, quý khách vui lòng gọi đồ uống và thanh toán theo thực đơn của quán (nguồn thu này được dùng để hỗ trợ chi phí mặt bằng, nhân sự, điện nước, v.v. nhằm duy trì các hoạt động của Cà phê thứ Bảy).

– Quý khách đến tham dự chương trình vui lòng đi thẳng đến BÃI GỬI XE số 671 Trần Hưng Đạo (phí gửi xe 8.000đ/xe), sau đó đi bộ đến Cà phê thứ Bảy – Trung Nguyên Legend địa chỉ 603 Trần Hưng Đạo (ngay ngã tư Trần Hưng Đạo-Nguyễn Văn Cừ).

– Để tiện cho việc tổ chức, bạn có thể đăng ký và gửi câu hỏi trước cho diễn giả tại link: https://forms.gle/EKU16jFZfhTXUiFWA 

 

Bá Tân Sách và Leon Dio phối hợp tổ chức những buổi trò chuyện “VIẾT NÊN NHỮNG TRANG SỬ”với mong muốn góp phần tạo thêm các không gian trao đổi những câu chuyện lịch sử và văn hoá, phần nào giúp nâng cao ý thức gìn giữ văn hoá dân tộc. Và sự gìn giữ này chỉ thực sự hiệu quả khi mỗi một người sống được tinh thần văn hoá ấy trong những biến chuyển của thế giới, của đất nước và của cuộc sống riêng.

 

ĐÔI NÉT VỀ DIỄN GIẢ

Tiến sĩ Nguyễn Nam từng là Giảng viên của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn từ năm 1986. Ông cũng từng giữ chức Chủ nhiệm Bộ môn Đông Á học (1993-1994), và Bộ môn Trung Quốc học (2010-2012) của Trường ĐHKHXH&NV.

Sau khi nhận bằng Thạc Sĩ chuyên ngành Đông Á học và bằng Tiến sĩ chuyên ngành Ngôn ngữ và Văn minh Đông Á (EALC) tại trường Đại học Harvard năm 1996 và 2005, ông phụ trách Quản lý Chương trình Tiến sĩ của Viện Harvard-Yenching (HYI) từ năm 2004 đến 2010.

Ông được mời giảng dạy tại Khoa Ngôn ngữ và Văn hoá Đông Nam Á, thuộc Viện nghiên cứu Á – Phi, Đại học Hamburg vào mùa hè năm 2013. Ông cũng là giảng viên Chương trình Lưu học của sinh viên Mỹ thuộc Đại học Loyola Chicago ở Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2012. Trọng tâm nghiên cứu của ông bao gồm văn học so sánh (chủ yếu về văn học Đông Á), phiên dịch học, và cải biên học. Ông hiện cũng là Cộng tác viên của Viện Harvard-Yenching.

Hiện tại, Tiến sĩ Nguyễn Nam đang là giảng viên môn Việt Nam học tại đại học Fulbright Việt Nam. 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Xin chào! Chúng tôi có thể giúp gì cho bạn?
Xin chào! Chúng tôi có thể giúp gì cho bạn?
Xin chào! Chúng tôi có thể giúp gì cho bạn?

Chuyên nghiệp Chuyên nghiệp Chuyên nghiệp Chuyên nghiệp Chuyên nghiệp Chuyên nghiệp Chuyên nghiệp Chuyên nghiệp Chuyên nghiệp Chuyên nghiệp Chuyên nghiệp Chuyên nghiệp